Thiết kế hệ thống điện

Hiển thị các bài đăng có nhãn thiet-ke-he-thong-dien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiet-ke-he-thong-dien. Hiển thị tất cả bài đăng

Bản vẽ thiết kế điện nhà dân

Bản vẽ thiết kế điện nhà dân

Với cuộc sống hiện đại ngày nay không thể thiếu các thiết bị điện tử, hệ thống thiết bị điện trong các gia đình hiện nay rất phổ biến chính vì thế trước khi xây dựng các công trình nhà ở, cần có một bản vẽ thiết kế điện nhà dân hoàn chỉnh để mang đến những tiện ích cũng như an toàn cần thiết cho gia đình.
Khi lắp đặt hệ thống điện, thi công bản vẽ thiết kế điện nhà dân cần chú ý đến những điều dưới đây.
Thi-cong-thiet-ke-dien-nha-dan

Những lưu ý khi thi công bản vẽ thiết kế điện nhà dân:
Chọn dây dẫn điện phải có bọc cách điện: Thi công dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải sử dụng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Đối với loại dây dẫn đi ngầm phải có 2 lớp cách điện và được luồn trong ống nhựa chống cháy.
1. Lựa chọn tiết diện dây điện phải phù hợp: Sử dụng dây điện phải sử dụng loại dây có tiết diện đủ khả năng tải dòng điện đến các thiết bị sử dụng điện mà nó cung cấp, không được sử dụng dây có tiết diện nhỏ vào các thiết bị dùng điện có công suất lớn để tránh dây chảy nổ, hỏa hoạn.
2. Lưu ý khi phối hợp giữa dây dẫn và thiết bị bảo vệ phải chọn dây dẫn phù hợp với phụ tải để trong trường hợp cần thiết bị bảo vệ được cho dây dẫn không bị nóng quá mức cho phép.
3. Phải sử dụng ống bảo vệ dây điện: Khi lắp đặt đường dây dẫn trong nhà phải đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ và ống này thường được làm bằng nhựa.
ban-ve-thiet-ve-dien-nha-dan

Khoảng cách giữa dây dẫn và trần nhà, tường nhà không được nhỏ hơn 10mm.
Khi tiến hành nối dây trong mạng điện ta nắm rõ nguyên tắc nối so le và có dùng băng dính cách điện quấn bên ngoài mối nối dây điện.
Đối với dây dẫn đi ngầm trong tường hoặc sàn thì nên luồn trong ống nhựa chống cháy và đặc biệt khi thi công phải thi công ống luồn dây trước sau đó mới luồn dây điện sau để đảm bảo rằng dây dẫn điện không bị hư hỏng trong quá trình thi công.
Đối với dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ, không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào trong nhà.
4. Vị trí đặt cầu dao điện, công tắc điện: Phải đặt cầu dao điện và công tắc điện ở nên dễ dàng thao tác, không vướng vật phía dưới, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng đảm bảo khi cần thiết có thể đóng cắt điện kịp thời, nhanh chóng.
5. Lắp đặt thiết bị chống rò, chống giật: trên thị trường hiện nay các thiết bị chống rò, chống giật rất phổ biến an toàn cho người sử dụng điện nếu không may chạm tay vào thiết bị này sẽ tự động ngắt điện ngoài ra còn bảo vệ dòng điện rò đảm bảo an toàn cho gia đình.
Ngoài ra có thể lắp đặt nối đất bảo vệ, nối không bảo vệ để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Bên trên là một số lưu ý khi thi công bản vẽ thiết kế điện nhà dân đảm bảo an toàn cho gia đình, người sử dụng điện một cách tốt nhất phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn, chập, cháy. 
Gọi ngay 0902 378 090 – 0938 922 636
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP GIẢI PHÁP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
Cần thông tin thêm vui lòng gởi mail cho chúng tôi
Chi tiết

Thiết kế đường dây điện trong nhà

Thiết kế đường dây điện trong nhà

Công việc thiết kế đường dây điện trong nhà, thi công lắp đặt đường điện trong nhà cho các công trình xây dựng dân dụng là công đoạn hết sức quan trọng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đế sự an toàn, sự tiện lợi cho mọi sinh hoạt hằng ngày của gia đình.

Thiết kế đường dây điện trong nhà là công đoạn đáng lưu tâm từ khi lên kế hoạch triển khai và thực hiện công trình. Việc có một bản thiết kế hợp lý giúp cho người đọc có cách tính tổng quan hơn khi bắt tay vào thực hiện. Với một bản thiết kế tốt, việc lắp đặt thi công hệ thống điện được bố trí hợp lý và an toàn hơn cho ngôi nhà của bạn.
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về thiết kế đường dây điện để có cái nhìn tổng quan hơn về đường điện của gia đình.

Thiet-ke-duong-dien-trong-nha-hop-ly

Thiết kế đường dây điện trong nhà:
Bắt đầu từ bản điện tổng, chúng ta tiến hành đi đường dây điện trong nhà và từ sau áp tô mát của bảng điện tổng ta sẽ tiến hành chia dây đến các phòng, các tầng. Các đường dây điện phải được chôn ngầm, nằm ngang ở vị trí cách trần nhà từ 30cm - 40cm.
Vị trí của dây điện phải thiết kế ở vị trí cách trần nhà như thế là vì: Đường dây nằm ngang ở trên cao để không trở ngại cho việc khoan tường, đục tường treo tranh ảnh, trang trí nội thất. Đường ranh giới giữa trần và tường nhà là vị trí chôn dây điện ngầm hiệu quả.
Chôn dây điện ngầm nên lợi dụng lỗ hổng của gạch làm ống dây đi ngầm, ta chỉ cần đực bớt phần gạch phía bên ngoài lỗ là được. Đường chôn ngầm này thường được đi chung với các đường điện như: đường trục chính phân phối điện vào các phòng, đường nhánh đến đèn treo tường, đèn trần và các ổ cắm điện, dây điện thoại,...

Thiet-ke-duong-dien-trong-nha

Thiết kế ổ cắm điện trong nhà: Việc thiết kế ổ cắm điện trong nhà cũng là đặc điểm cần quân tâm. Các thiết bị điện di động khi cắm vào ổ điện không được làm vướng các lối đi trong nhà.
Bố trí ổ cắm điện nên nơi bạn dự kiến sẽ đặt các thiết bị dùng điện như: TV, quạt, tủ lạnh, máy giặt …
Lưu ý không nên đặt ổ cắm điện gần công tắc đèn, bảng công tắc chính, độ cao của ổ cắm nên nằm khoảng 0,5 tính tới cạnh trên bảng, ổ cắm trong nhà vệ sinh nên cao hơn 1,5m và ở vị trí không bị bắn nước.
Đối với các nhà nằm ở khu vực ít dân cư hoặc xung quanh không có nhà cao tầng thì nên lắp đặt bộ kim thu sét để đảm bảo an toàn cho căn nhà.
Hi vọng với bài viết này sẽ giúp cho bạn hình dung được một phần nào đó trong thiết kế đường dây điện trong nhà của bạn, giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn cho thiết kế đường điện trong nhà đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng điện của gia đình.


Gọi ngay 0902 378 090 – 0938 922 636
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP GIẢI PHÁP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
Cần thông tin thêm vui lòng gởi mail cho chúng tôi
Chi tiết

Nguyên tắc thi công thiết kế hệ thống điện âm tường

Nguyên tắc thi công thiết kế hệ thống điện âm tường

Việc đi dây điện như thế nào cho an toàn, dễ quản lý và mang tính thẩm mỹ cao trong các công trình xây dựng nhà ở là điều rất được quan tâm chú trọng. Cho nên việc thi công thiết kế hệ thống âm tường cần phải được thực hiện thi công một cách tỉ mỉ, chính xác từ các bước nhỏ nhất.

Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về thiết kế hệ thống điện âm tường.

thiet-ke-he-thong-dien-am-tuong-mang-den-tham-my-cho-ngoi-nha

Tìm hiểu hệ thống điện âm tường:
Điện âm tường là gì? Điện âm tường được hiểu là cách thiết kế mạng điện chìm, chạy bên trong tường hoặc âm dưới đất. Việc đi dây điện âm tường sẽ giúp cho dây điện khi thi công không bị lộ ra ngoài gây nguy hiểm, vướng víu cho sinh hoạt bên cạnh đó việc đi dây âm tường đảm bảo sự an toàn khi sử dụng điện và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhiều bạn trước khi chuẩn bị xây nhà mới thường phân vân có nên đi dây điện âm tường hay không? Hiện nay, lắp đặt mạng điện cho gia đình có 2 phương án đi dây nổi và đi dây chìm. Trên thực tế, việc đi dây điện nổi, hay chìm đều có những ưu, khuyết điểm riêng.

Việc dây điện đi trong nhà làm bạn cảm thấy rối, chằng chịt mất thẩm mĩ căn nhà thì việc thiết kế hệ thống điện âm tường là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề của bạn. Khi đi dây điện âm tường sẽ giúp ngôi nhà bạn có nhiều không gian hơn và điều này sẽ giúp hệ thống dây điện được bảo vệ, tránh những tác động của yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, hệ thống điện âm tường sẽ phức tạp hơn hệ thống đi dây nổi nên bạn sẽ tốn chi phí hơn. Trước khi xây nhà bạn cần có bản vẽ thiết kế hệ thống điện âm tường được thiết kế chính xác tỉ mỉ việc các đường ống dẫn điện sẽ được chôn dưới đất hoặc trong tường nên khi việc sửa chữa, khắc phục sự cố về điện sau này sẽ phức tạp, khó khăn hơn.
thiet-ke-he-thong-dien-am-tuong-rat-an-toan

Những lưu ý khi thi công hệ thống điện âm tường:
Hệ thống điện âm tường rất an toàn, tuy nhiên nếu thi công không đúng kỹ thuật sẽ gây rò điện rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi thi công cần lưu ý những điểm sau:
- Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ ngắt điện cục bộ, từng khu vực khi lắp đặt hay sửa chữa.
- Khi thực hiện luồn dây điện trong ống nhựa phải đảm bảo rằng ống cứng, không thấm nước và chịu lực cao.
- Đi dây điện ở những nơi khô ráo, tránh xa nơi có nguồn nhiệt 70 độ
- Ở những nơi như tường thạch cao, gạch ống phải sử dụng ống luồn đàn hồi.
- Đặt dây không được quá ⅓ độ dày của tường.
Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn chọn được phương pháp đi dây điện cho công trình nhà ở của mình. Để có bản thiết kế hệ thống điện âm tường các bạn có thể liên hệ với các công ty thiết kế thi công điện uy tín để được tư vấn thêm và lựa chọn được phương án tối ưu cho gia đình.
Gọi ngay 0902 378 090 – 0938 922 636
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP GIẢI PHÁP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
Cần thông tin thêm vui lòng gởi mail cho chúng tôi
Chi tiết

Chọn cáp điện trong thiết kế điện cho nhà cao tầng

Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã giúp cho việt nam ngày càng phát triển hạ tầng cơ sở cùng với xây dựng thiết kế cho nhà cao tầng ngày càng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Việc xây dựng được thực hiện song song với việc thiết kế điện cho nhà cao tầng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng của dân cư.

Việc đảm bảo về thiết kế lắp đặt thiết bị cho an toàn và đúng chất lượng là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư cũng như các cư dân tương lai của căn hộ.

Nhằm hướng dẫn khái quát cách thức chọn dây dẫn là thành phần quan trọng trong công tác thiết kế điện cho nhà cao tầng. Việc chọn dây dẫn trong thiết kế thi công hệ thống điện rất quan trọng vì khi chọn dây không đúng sẽ gây nên hiện tượng nóng chảy, sử dụng lâu dài sẽ gây chạm điện cháy nổ và hỏa hoạn.

Thông thường để lựa chọn tiết diện dây và cáp chúng ta có thể sử dụng  phươg pháp sau:

- Chọn tiết diện dây dẫn theo công thức tính toán (tính toán dựa theo công suất thiết bị) phương pháp này đòi hỏi phức tạp tính toán, chỉ áp dụng khi cần tính toán phụ tải chính xác trong thiết kế điện cho nhà cao tầng.
- Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn quy định (có thể tham khảo trong TCVN, sẽ giúp cho chúng ta nhanh chóng tra cứu các dòng điện lớn nhất cho phép đối với dây dẫn diện thông dụng)
- Chọn tiết diện dây dẫn theo kinh nghiệm sử dụng
Tùy theo cấp điện áp mà chúng ta sử dụng các phương pháp chọn khác nhau.
+ Trong thiết kế điện cho nhà cao tầng khi tính toán với hệ thống điện trung thế ta sẽ chọn dây dẫn theo mật độ dòng kinh tế:
Với cách chọn này ta có các công thức tính toán như sau:

S = Itt/Jkt (A/mm2)

Trong đó:

Itt : Là dòng điện tính toán phụ thuộc vào công suất tải, cấp điện áp, số pha Chủ yếu tính toán dựa vào công suất của trạm biến áp được chọn

Jkt là mật độ dòng kinh tế (A/mm2) tra trong bảng sau :

+ Đối với mạng điện dùng trong sinh hoạt dân dụng như căn hộ, nhà liên kế để đơn giản hóa hơn ta có thể sử dụng công thức kinh nghiệm như sau:
- Chọn tiết diện dây theo kinh nghiệm chịu dòng theo tiết diện: 6A/1mm2 ( mỗi 1mm2 dây dẫn chịu được dòng điện là 6A)
- Theo kinh nghiệm nên tính tổng phụ tải (dự phòng cho mở rộng 20%-30%) trước khi chọn dây cáp tổng cho phụ tải. Để tăng độ an toàn chúng ta nên sử dụng chỉ 75% công suất định mức cho phép (ví dụ: 1mm2 chịu được dòng 6A, ta chỉ sử dụng thiết bị có công suất tương đương 4A). Vì cần dự phòng cho sự thay đổi nhiệt độ môi trường và đi dây dẫn trong ống kín.

Trong phần trong thiết kế điện cho nhà cao tầng sẽ ví dụ về tính toán dây dẫn điện căn hộ có tổng công suất các thiết bị sử dụng trong gia đình là 5kW ta tính như sau:
- Dòng điện tổng It=P/U=5000/220=22.7A
- Vậy chọn tiết diện dây S=22.7/6=3.78mm2 ( chia cho tiết diện dẫn dòng cho phép của dây theo kinh nghiệm ở trên)
- Ta nên chọn tiết diện dây dẫn là 4mm2.
- Để đảm bảo an toàn khi lắp đặt và sử dung lâu dài , chúng ta chọn S=1.75x3.78=6.615mm2. ( ở đây dự phòng 25%) vậy ta nên chọn dây dẫn có tiết diện 6mm2 để dự phòng khả năng thêm tải (ở mức độ cho phép đối với từng nhà) làm dây cấp nguồn chính.

- Với nhà 2 tầng thiết bị sử dụng ít (không có nhiều máy lạnh, chỉ 1-2 máy 1.5HP) ta chọn theo sau: chia tải theo tầng chọn tiết diện 4mm2, cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5mm2, dây chiếu sáng chọn 1-1,5mm2. Với tải máy lạnh trong một tầng từ 3 máy trở lên phải chọn dây từ 6mm2.

Để tính chọn dây dẫn chính xác trong các công trình lớn, chúng ta nên nhờ người có chuyên môn về thiết kế điện cho nhà cao tầng tính toán chi tiết công suất trước khi chọn đảm bảo tính tối ưu nhất.

Chi tiết
X

Bạn cần tư vấn ?